13 Feb
13Feb

Các bài phân tích Việt Bắc của Tố Hữu dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 25 bài văn phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé

Bài mẫu số 15 phân tích bài Việt Bắc

Nếu nói Phan Bội Châu là người đã mở đường cho nền thơ ca trữ tình chính trị thì có lẽ mấy mươi năm sau Tố Hữu chính là người đã mang đạt đến đỉnh cao, trở thành một hiện tượng có giá trị lâu dài trong nền văn chương hiện đại Việt Nam nói chung và nền thơ ca cách mạng nói riêng. Ngay từ khi còn trẻ Tố Hữu đã thể hiện mình là một nhà thơ, một người chiến sĩ cách mạng tận tâm, tận lực cả trong sáng tác và chiến đấu. Sự giác ngộ lý tưởng cách mạng từ khi mới 18 tuổi và trở thành một trong những Đảng viên trẻ tuổi nhất lúc bấy giờ đã trở thành bước đệm cho sự nghiệp sáng tác nhiều vẻ vang của nhà thơ. Mà đường thơ của Tố Hữu thì luôn gắn liền với các sự kiện quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, phục vị và đóng góp nhiều cho kháng chiến, có thể xem như là những tư liệu lịch sử được viết bằng văn chương, kết tinh của hai tính trữ tình và tính chính trị xuyên suốt. Thật không quá khi nói Tố Hữu là một nhà thơ lý tưởng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, với phong cách sáng tác ổn định, dồi dào, luôn hướng đến cái ta chung, hướng đến những tình yêu lớn, bộc lộ lòng trung thành với cách mạng, sự ca ngợi Đảng và đất nước. Nếu như Từ ấy khiến tên tuổi Tố Hữu bất chợt vụt sáng trên thi đàn Việt Nam, thì Việt Bắc chính là chiến công vang dội nhất của nhà thơ trong sự nghiệp sáng tác, thể hiện rõ ràng sự trưởng thành và hoàn chỉnh trong tư tưởng, phong cách cũng như bút lực của nhà thơ.Việt Bắc đã ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt, tháng 7/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ trên không nổ ra và giành thắng lợi tuyệt đối, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, pháp rút quân về nước, miền Bắc lập lại hòa bình, chuẩn bị bước sang giai đoạn xây dựng và khôi phục đất nước sau chiến tranh. Đến tháng 10/1954, nhận thấy tình hình đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị dời toàn bộ cơ quan đầu não của đất nước từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội để phục vụ cho các giai đoạn chính trị tiếp theo của đất nước. Như vậy sau gần 15 năm trời gắn bó, sống và chiến đấu cùng nhau như những người thân ruột thịt, nếm trải nhiều cay đắng ngọt bùi, thì đến hôm nay những chiến sĩ cách mạng phải chia tay vùng đất và những con người thấm đẫm ân tình thủy chung để trở về miền xuôi chờ nhiệm vụ mới. Nhân sự kiện lịch sử có tính thời sự ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để bộc lộ những tình cảm, những ân tình của người ra đi đối với người ở lại, đồng thời cũng là một bản tổng kết kháng chiến có tính chất chính trị, điểm lại những mốc sự kiện lịch sử quan trọng trong suốt 10 năm trời kháng chiến chống Pháp tại núi rừng Việt Bắc. Có thể nói rằng ở phương diện tổng kết quá trình kháng chiến này, Việt Bắc và Bình Ngô đại cáo cũng có những nét tương đồng nhất định, dù rằng bản chất của hai tác phẩm là hoàn toàn khác nhau.Trước hết khung cảnh chia tay đã được mở ra với những vần thơ rất mực ân tình, lưu luyến, tái hiện lại khung cảnh chia ly của người ra đi và người ở lại, những con người đã từng có một khoảng thời gian dài sống và chiến đấu bên nhau, rất mực gắn bó, thân thuộc, mang trong mình những tình cảm sâu nặng, ấn tượng khó quên.“ Mình về mình có nhớ ta?Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ không?Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.– Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân lyCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”Người ở lại là người lên tiếng trước, giọng thơ bùi ngùi, xúc động, không chỉ bộc lộ cảm xúc níu kéo sự tiếc nuối khi phải chia xa người chiến sĩ cách mạng sau một thời gian dài gắn bó mà còn là sự khéo léo nhắc lại, gợi mở ra cả một vùng trời kỷ niệm “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Bên cạnh đó cũng thể hiện tình cảm lưu luyến, buồn bã nhân buổi phân ly không chỉ là đối với người ở lại mà còn là của cả người ra đi về miền xuôi, nỗi xúc động khiến đôi bên đều “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Mạch cảm xúc, hay lối nói đối đáp “ta-mình”, cách xưng hô tựa như buổi chia tay của những người yêu nhau mà Tố Hữu sử dụng, đã mang đến những rung cảm mới lạ, đậm âm hưởng vùng miền Tây Bắc, rất thiết tha, ân tình, sự gắn bó sâu sắc, bền chặt giữa đôi bên. Dễ dàng đưa người đọc hòa vào một bầu trời ký ức mà cả hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình” luân phiên nhau đối đáp, gợi lại một cách dịu dàng, đằm thắm, như những lời tâm tình, thủ thỉ đầy bịn rịn của đôi lứa yêu nhau. 


Tham khảo thêm:

Dàn ý Việt Bắc

Sơ đồ tư duy Việt Bắc

Soạn bài Việt Bắc

Mở bài Việt Bắc 

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING